Blog

Tiến độ và ý nghĩa của việc thi công dự án đường Vành đai 2 TP. HCM

Các tuyến đường Vành đai 2 TP.HCM có ý nghĩa ra sao đối với người dân? Tiến độ hoàn thành của dự án này ở mức nào? Tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Theo nhận định của các chuyên gia, đường Vành đai 2 có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cải thiện hạ tầng giao thông tại TP.HCM. Bởi điều này góp phần phân luồng, giảm áp lực giao thông nội thành, giảm ùn tắc và mật độ di chuyển giữa các phương tiện có tải trọng lớn. Vậy bản đồ quy hoạch khu vực này được thực hiện như thế nào? Và tiến độ xây dựng ra sao? Bài viết sau đây sẽ cho các bạn câu trả lời chính xác nhất.

Bản đồ đường Vành đai 2 TP.HCM

Đường Vành đai 2 là tuyến đường bộ đô thị cấp 1 vòng tròn ở TP.HCM, toàn tuyến có chiều dài 70km. Điểm xuất phát từ Ngã tư Gò Dưa -> Quốc lộ 1 -> Nút giao Tân Tạo -> Đường Hồ Học Lãm -> Phú Định -> Trịnh Quang Nghị -> đường Nguyễn Văn Linh -> cầu Phú Mỹ -> Ngã tư Bình Thái -> Gò Dưa (Điểm cuối).

Dựa vào bản quy hoạch, dự án được chia thành 4 phân đoạn cụ thể như sau:

  • Phân đoạn 1: Nối từ bờ cầu Rạch Chiếc ở vành đai phía đông là cầu Phú Hữu cho đến Xa lộ Hà Nội. Bao gồm nút giao thông Bình Thái dài 3,82km, thuộc địa phận TP. Thủ Đức.
  • Phân đoạn 2: Kết nối từ nút giao Bình Thái đến đường Phạm Văn Đồng dài 1,99km. Nằm trên địa bàn TP. Thủ Đức.
  • Phân đoạn 3: Nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút Gò Dưa ở Quốc lộ 1 dài 2,75km và vẫn thuộc địa phận TP. Thủ Đức.
  • Phân đoạn 4: Đây là đoạn dài nhất kết nối từ nút giao An Lập trên Quốc lộ 1 đến đường Nguyễn Văn Linh dài 5,3km. Đi qua khu vực quận 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh.
Toàn cảnh bản đồ quy hoạch đường Vành đai 2 TP.HCM

Toàn cảnh bản đồ quy hoạch đường Vành đai 2 TP.HCM

Đường Vành đai 2 TP.HCM đã hoàn thành được đến mức nào?

Theo quy hoạch, dự án này có chiều dài 70km. Đến nay đã đưa vào sử dụng 50km, còn 20km cần thi công và hoàn thiện. Cụ thể tiến độ xây dựng và đưa vào sử dụng của từng tuyến đường như sau:

  • Nút giao thông cầu vượt Gò Dưa giao với Quốc lộ 1 thuộc Thành phố Thủ Đức – nút giao thông cầu vượt Bình Phước giao Quốc lộ 13 – nút giao thông An Sương giao Quốc lộ 22: Đoạn này trùng với Quốc lộ 1 và đã được hoàn thiện.
  • Nút giao thông An Sương – ngã ba An Lập (vòng xoay Tân Tạo): Đoạn này trùng với Quốc lộ 1 và đã hoàn thiện.
  • Tuyến đường Hồ Ngọc Lãm – Bến phà Phú Định qua cầu kênh Đôi – Trịnh Quang Nghị – Nguyễn Văn Linh: Chưa được khép kín.
  • Tuyến đường Nguyễn Văn Linh – Cầu Phú Mỹ (Quận 7): Đã hoàn thiện.
  • Đoan cầu Phú Mỹ – đường Võ Chí Công (Quận 2) – cầu Phú Hữu (Quận 9): Đã hoàn thiện.
  • Đoạn cầu Phú Hữu – đường Võ Chí Công – ngã tư Bình Thái (giao với Xa lộ Hà Nội): Hoàn thiện đoạn Võ Chí Công – Khu công nghệ cao. Còn đoạn từ Võ Chí Công ra đến Ngã tư Bình Thái vẫn chưa được hoàn thiện.
  • Ngã tư Bình Thái – ngã ba Linh Đông (giao với Phạm Văn Đồng) – nút giao Gò Dưa: Mới thi công đoạn từ ngã ba Linh Đông đến nút giao Gò Dưa. Ở đoạn ngã tư Bình Thái đến ngã ba Linh Đông chưa hoàn thiện.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công dự án đường Vành đai 2. Chủ tịch HĐND Thành phố cho biết, nhiệm vụ quan trọng trong năm nay là nhanh chóng hoàn thành các công tác giải phóng, hoàn thất các thủ tục thanh toán quỹ đất cho các nhà đầu tư để thực hiện.

Tiến độ đường Vành đai 2 theo dự tính

Như đã nhắc đến, hiện dự án vẫn còn 2 phân đoạn chưa được khép kín. Cụ thế là từ cầu Rạch Chiếc đến nút giao thông Gò Dưa. Cùng một đoạn từ trục đường Nguyễn Văn Linh đến ngã ba An Lập. Ở thời điểm hiện tại, Thành phố vẫn đang triển khai 4 dự án kế tiếp để khép kín các đoạn đường đang trống kể trên. Dự án này có tổng mức đầu tư trong giai đoạn 1 là 2.534,568 tỷ đồng. Với mức phí được chi cho việc giải phóng mặt bằng ước tính khoảng 1.400 tỷ đồng.

Đoạn giao với đường Phạm Văn Đồng tại khu vực Thủ Đức

Đoạn giao với đường Phạm Văn Đồng tại khu vực Thủ Đức

Đoạn kết nối nút giao thông đường Phạm Văn Đồng đến đường Bình Thái có chiều dài toàn tuyến là 1.976,2m và chiều rộng 67m. Dựa theo mặt cắt ngang của công trình sẽ gồm 4m vỉa hè, 10,5m mặt đường, 1m dải phân cách, 16m mặt đường, 4m dải phân cách giữa, 16m mặt đường, 1m dành cho dải phân cách, 10,5m mặt đường, 4m vỉa hè. Tổng kích thước được dự tính là 67m. Dự án còn hạng mục cầu Rạch Ngang với chiều dài là 81,35m và chiều rộng là 24m.

Đoạn tuyến kết nối từ bờ cầu Rạch Chiếc trên vành đai phía Đông đến trục đường Xa lộ Hà Nội và nút giao Bình Thái có chiều dài toàn tuyến là 3,820m, với chiều rộng là 67m.

Ý nghĩa của việc xây dựng tuyến đường Vành đai 2 TP.HCM

Đây sẽ là con đường huyết mạch và trọng yếu giúp mở ra cơ hội phát triển mới về kinh tế – xã hội cho Thành phố Thủ Đức. Cũng như bắt nhịp đón đầu xu thế đầu tư đến từ nhiều nhà đầu tư bất động sản đổ về đây để tìm mua những khu vực đất nằm dọc đường vành đai.

Khu vực Bình Thái và Xa lộ Hà Nội

Khu vực Bình Thái và Xa lộ Hà Nội

Khi các tuyến đường thuộc dự án đường Vành đai 2 Thủ Đức được đưa vào hoạt động. Điều này sẽ giúp giải quyết những nút thắt chủ chốt trong cơ sở hạ tầng của giao thông quận 2, cũng như các dự án căn hộ được xây dựng tại đây. Từ đó, những tuyến đường lớn thuộc quận 2, nơi tập trung nhiều dự án căn hộ cao cấp như Mai Chí Thọ, Đồng Văn Cống, Nguyễn Thị Định sẽ được giảm bớt áp lực lưu thông của các xe có tải trọng lớn, giúp người dân yên tâm hơn trong di chuyển.

Trên đây là thông tin về bản đồ quy hoạch đường Vành đai 2 TP. HCM do đội ngũ bất động sản Online tổng hợp. Mong rằng những chia sẻ về tiến độ thi công và hoàn thành của dự án này sẽ thật sự hữu ích với bạn đọc.

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


0936690694